Hướng dẫn cách kiểm tra chất lượng vật liệu và độ sạch của cốt thép
Kiểm tra vật liệu làm cốt thép và kiểm tra độ sạch của cốt thép là khâu hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình. Từ kinh nghiệm giám sát thi công và nghiệm thu bê tông xây dựng lâu năm, Udideco sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu và độ sạch của cốt thép như sau:
1. Cách kiểm tra chất lượng vật liệu làm cốt thép
Thép sử dụng cần đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và có nguồn gốc rõ ràng. Kiểm tra nguồn gốc cốt thép (nơi chế tạo, nhà cung cấp), tiêu chuẩn trước tiên là thông qua catalogue bán hàng. Kiểm tra chất lượng thép bằng cách thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu như cường độ chịu kéo, kết quả thử uốn và uốn lại không hoàn toàn, thử uốn và uốn lại. Qua thí nghiệm có thể biết được những tính năng cơ lý của thép có phù hợp với thiết kế hay không.
Thép dùng trong bê tông là thép chuyên dùng trong xây dựng. Nếu là thép Việt Nam, tham khảo 3 tiêu chuẩn quốc gia là:
+ Bộ tiêu chuẩn TCVN 1651. Thép cốt bê tông, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 1651-1 áp dụng cho Thép thanh tròn trơn
- TCVN 1651-2 áp dụng cho Thép thanh vằn
- TCVN 1651-3 (ISO 6935-3) áp dụng cho Lưới thép hàn.
+ Tiêu chuẩn thép Việt Nam TCVN 1811: 2009
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu cũng như các mẫu thử với mục đích là xác định thành phần hóa học có trong gang, thép và gang đúc. Các phương pháp được sử dụng cũng áp dụng cho cả kim loại rắn và lỏng.
+ Tiêu chuẩn thép Việt Nam TCVN 6287:1997
Tiêu chuẩn này quy định các quy trình uốn thử, uốn lại không hoàn toàn bê tông cốt thép, nhằm xác định các tính chất già hóa của thép thanh với biến dạng dẻo.
Nếu là thép Hoa Kỳ áp dụng tiêu chuẩn thép xây dựng ASTM: ASTM 510 – 07; ASTM E1329
Nếu là thép Nhật Bản áp dụng tiêu chuẩn thép xây dựng JIS (Japan Industrial Standard): JIS 3112-2010; JIS Z 2248-2006; JIS Z 2281-2011.
2. Cách kiểm tra độ sạch của cốt thép
Với thép sợi F6, F8, F10 thấm than để bảo vệ chống gỉ, khi sử dụng vào kết cấu cần tời để cho rụng lớp than. Cần chú ý phải lau sạch dầu, mỡ làm bẩn thép. Với những thanh thép được bôi dầu hay mỡ chống gỉ, khi sử dụng vào kết cấu phải lau sạch. Thép gỉ phải chuốt, đánh gỉ cho sạch. Những chỗ bám bùn, bẩn phải lau cọ sạch.
Thép cong, uốn gấp, phải duỗi thẳng. Loại bỏ những thanh thép bị dập, móp quá 2% đường kính, không đưa vào kết cấu.
Công tác kiểm tra bê tông ngoài kiểm tra chất lượng vật liệu và độ sạch của cốt thép còn cần chú ý kiểm tra sự gia công cho thanh thép đảm bảo kích thước như thiết kế; kiểm tra việc tạo thành khung cốt thép của kết cấu; kiểm tra sự đảm bảo cốt thép đúng vị trí trong xuốt quá trình đổ bê tông; kiểm tra các lỗ chôn trong kết cấu dành cho việc luồn dây cáp hoặc các chi tiết của việc lắp đặt thiết bị sau này và các chi tiết đặt sẵn bằng thép hay vật liệu khác sẽ chôn trong bê tông về số lượng, về vị trí với độ chính xác theo tiêu chuẩn. Udideco sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc cách kiểm tra các công việc này trong những bài viết tiếp theo.
Liên hệ Udideco nếu bạn đang cần tư vấn dự án chi tiết và tìm kiếm một nhà thầu thi công xây dựng chuyên nghiệp, dồi dào kinh nghiệm cũng như làm chủ công nghệ để có thể yên tâm về chất lượng công trình:
- Hotline: 0243.791.0306
- Website: udideco.com.vn
- Email: Udidecovn@gmail.com
- Fanpage: Udideco






CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Điện thoại
024 3791 0306 - 096 234 0085
Địa chỉ
Tầng 22, Tòa nhà Intracom 2, Tổ 10, P.Phúc Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Udidecovn@gmail.com